Alan Turing

Alan Turing
OBE FRS
Chân dung Alan Turing năm 1928
Sinh(1912-06-23)23 tháng 6, 1912
Maida Vale, London,  Anh
Mất7 tháng 6, 1954(1954-06-07) (41 tuổi)
Wilmslow, Cheshire,  Anh
Quốc tịch Anh
Tư cách công dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Trường lớpKing's College, Cambridge
Princeton University
Nổi tiếng vìBài toán dừng
Máy Turing
Phân tích mật mã của Enigma
Máy tính toán tự động
Giải thưởng Turing
Phép thử Turing
Mẫu Turing
Giải thưởngHuân chương Đế quốc Anh
Thành viên Hiệp hội Hoàng gia
Sự nghiệp khoa học
NgànhNhà toán học, nhà logic học, nhà mật mã học, nhà khoa học máy tính
Nơi công tácĐại học Manchester
Phòng Thí nghiệm Vật lý Quốc gia
Trường Mật mã Chính phủ Anh
Đại học Cambridge
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAlonzo Church
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngRobin Gandy

Alan Mathison Turing OBE FRS (23 tháng 6 năm 19127 tháng 6 năm 1954) là một nhà toán học, logic họcmật mã học người Anh, được xem là một trong những nhà tiên phong của ngành khoa học máy tính và A.I (Trí tuệ nhân tạo). Phép thử Turing (Turing test) là một trong những cống hiến lớn nhất của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo: thử thách này đặt ra câu hỏi rằng máy móc có khi nào đạt được ý thức và có thể suy nghĩ được hay không. Ông đã hình thức hóa khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing, đồng thời đưa ra phiên bản của "Turing", mà ngày nay được đông đảo công chúng chấp nhận, về luận đề Church-Turing, một luận đề nói rằng tất cả những gì tính được bằng thuật toán đều có thể tính được bằng máy Turing.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Turing đã từng làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mật mã của Anh, và một thời là người chỉ huy của HUT 8, một bộ phận của Anh có trách nhiệm giải mật mã của hải quân Đức. Giáo sư Turing đã cùng các cộng sự của tại HUT 8 đã phát triển một số kỹ thuật nhằm tăng tốc độ phá mã của quân phát xít Đức, trong đó bao gồm việc cải tiến máy bombe (máy này do các chuyên gia giải mã người Ba Lan sáng chế trước Thế chiến 2), một cỗ máy cơ-điện tử khổng lồ có khả năng tìm, dịch và đọc được các dòng thông tin đã được mã hóa thành các thông điệp vô nghĩa của đối phương. HUT 8 và giáo sư Turing đóng một vai trò quan trọng trong việc giải mã các bức điện của quân phát xít Đức trong các trận đánh quan trọng ở châu Âu, nhất là trận Đại Tây Dương. Một số nguồn báo chí sau này đã nhầm lẫn, cho rằng ông là người đã chế tạo máy giải mật mã của Đức, nhưng thực ra ông chỉ là người cải tiến máy giả mã để nó hoạt động nhanh hơn, còn máy giải mã nguyên bản là phát minh của các chuyên gia Ba Lan.

Sau chiến tranh, ông công tác tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (National Physical Laboratory), và đã tạo ra một trong những đồ án thiết kế đầu tiên của máy tính có khả năng lưu trữ chương trình (stored-program computer), nhưng nó không bao giờ được kiến tạo thành máy. Năm 1947 ông chuyển đến Đại học Victoria tại Manchester để làm việc, đa số trên phần mềm cho máy Manchester Mark I, lúc đó là một trong những máy tính hiện đại đầu tiên, và trở nên quan tâm tới sinh học toán học. Ông đã viết bài báo về cơ sở hóa học của sự tạo hình,[1] và ông cũng đã dự đoán được các phản ứng hóa học dao động chẳng hạn như phản ứng Belousov–Zhabotinsky, được quan sát thấy lần đầu tiên trong thập niên 1960.

Năm 1952, Turing bị kết án với tội đã có những hành vi khiếm nhã nặng nề, sau khi ông tự thú đã có quan hệ đồng tính luyến ái với một người đàn ông ở Manchester. Ông chấp nhận dùng liệu pháp hoóc môn nữ (thiến hóa học) thay cho việc phải ngồi tù. Ông mất năm 1954, chỉ 2 tuần trước lần sinh nhật thứ 42, do ngộ độc xyanua. Một cuộc điều tra đã xác định nguyên nhân chết là tự tử, nhưng mẹ ông và một số người khác tin rằng cái chết của ông là một tai nạn. Ngày 10 tháng 9 năm 2009, sau một chiến dịch Internet, thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt chính phủ Anh chính thức xin lỗi về cách đối xử với Turing sau chiến tranh.[2]

  1. ^ Turing, A. M. (1952). “The Chemical Basis of Morphogenesis”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London, series B. 237 (641): 37–72. doi:10.1098/rstb.1952.0012.
  2. ^ “PM apology after Turing petition”. BBC News. 11 tháng 9 năm 2009.(tiếng Anh)

Developed by StudentB